Hẳn là bạn đã nghe đến khái niệm nợ xấu trong lĩnh vực kinh tế nhà nước hoặc doanh nghiệp. Nhưng khái niệm hoàn toàn có thể áp dụng được vào việc quản lý tiền bạc của một cá nhân đơn lẻ.
Khi bạn nhìn vào những khoản chi tiêu hàng tháng, có thể bạn bị choáng ngợp bởi những khoản nợ mà bạn phải trả. Tuy nhiên, không phải mục nào trong đó cũng là những khoản nợ xấu. Vậy sự khác biệt giữa nợ xấu và nợ tốt là gì?
Nợ tốt
Có rất nhiều khoản nợ mà bạn có thể xem như một khoản đầu tư. Ví dụ thông dụng nhất là khi bạn đi vay tiêu dùng, nếu như món hàng mà bạn định mua đó có lợi ích lâu dài về cuộc sống, giúp đỡ công việc làm tăng tài sản của bạn ở thời gian dài, thì đó là một khoản đầu tư đáng giá và có thể coi là một khoản nợ tốt.
Ví dụ, một trong những khoản vay phổ biến nhất là vay để mua nhà. Hãy xem về lâu dài khoản tiền mà bạn phải trả hàng tháng đó là một khoản đầu tư khi mà giá trị của căn nhà sẽ được tăng lên.
Nợ sinh viên là một trong những ví dụ điển hình khác. Khi bạn đăng ký khoản nợ này để trang trải việc học hành của mình, bạn đã quyết định đầu tư vào việc giáo dục của bạn thân, mà hiệu quả của món đầu tư này sẽ được thể hiện ở việc về lâu dài bạn sẽ có công việc và thu nhập ổn định.
Nợ xấu
Bên cạnh những khoản nợ tốt, có giá trị tương đương với những khoản đầu tư như trên, có rất nhiều khoản nợ không mang lại những giá trị lớn về lâu dài. Điều này đặc biệt đúng với những vật dụng, dịch vụ tiêu thụ mà bạn mua bằng tiền vay, vì suy cho cùng, chúng sẽ giảm tính tức cực của tình hình tài chính của bạn.
Thẻ tín dụng thường được xem là một khoản nợ xấu vì tính chất những món chi tiêu bạn hay dùng với thẻ tín dụng là những thức tiêu thụ hàng ngày, hàng tháng.
Với những khoản này, bạn nên cố gắng cân bằng chi tiêu trong mỗi tháng và tập trung nhiều hơn những khoản có tác dụng lâu dài.